DHBK

Giải thưởng Sáng tạo tương lai – VietFuture Award 2023

21/09/2023 07:12

Giải thưởng Sáng tạo tương lai – VietFuture là giải thưởng dành cho các dự án khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo của sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước các dự án theo đặt hàng từ doanh nghiệp.

VietFuture 2023 được tổ chức lần đầu tiên bởi Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) với mong muốn đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Khoa học & Công nghệ thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đồng thời, kết nối hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp (doanh nghiệp đầu tư cho các dự án mới theo ý tưởng của các nhóm khởi nghiệp, doanh nghiệp đặt hàng các dự án theo yêu cầu). VietFuture được kỳ vọng sẽ sự  thu hút sự quan tâm của các cá nhân, các nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước về việc giải quyết các bài toán thiết thực xuất phát từ thực tiễn từ đó có thể ứng dụng rộng rãi trong cả nước, hướng đến khu vực và quốc tế, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp mạnh mẽ hơn tại các trường đại học và giúp các doanh nghiệp tìm được các ý tưởng mới cho hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp của doanh nghiệp; đồng thời tuyển dụng được các nhóm nhân tài tham gia chương trình. Sau đây là những thông tin và hướng dẫn tham gia Chương trình:

  1. Đơn vị tổ chức: Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA)
  2. Cơ quan bảo trợ:
  • Bộ Khoa học và Công nghệ (*)
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (*)
  1. Đơn vị đăng cai Giải thưởng 2023: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  2. Thường trực Ban tổ chức: Văn phòng VINASA.
  3. Đơn vị bảo trợ truyền thông: Tạp chí Nhịp Sống Số; Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; Báo điện tử ICT News; Báo điện tử VnExpress; Báo Giáo dục thời đại; Báo Tiền phong (*)

 

  1. Đối tượng tham gia Giải thưởng Sáng tạo tương lai 2023: là các dự án, sản phẩm, ứng dụng công nghệ số do sinh viên các trường phát triển trong 16 lĩnh vực sau:
  1. Giáo dục, học tập và đào tạo 4.0: Khởi nghiệp liên quan đến sử dụng công nghệ và dữ liệu để cải thiện phương pháp giảng dạy, học tập trực tuyến và quản lý học tập.
  2. Y tế và chăm sóc sức khỏe: các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực y tế như chẩn đoán y tế thông minh, giám sát sức khỏe từ xa, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân, dược phẩm đổi mới, v.v.
  3. Di chuyển thông minh: gồm các giải pháp giao thông thông minh và quản lý di chuyển
  4. FinTech và Quản lý tài chính cá nhân: Khởi nghiệp liên quan đến ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính, dịch vụ tài chính, thanh toán điện tử, v.v.
  5. Thương mại điện tử và Logistics: Xây dựng nền tảng cho các doanh nghiệp nhỏ và sinh viên có thể bán sản phẩm và dịch vụ của mình trong cộng đồng từ trung ương đến địa phương, trong nước với quốc tế
  6. Nông nghiệp và Thực phẩm sạch: Tập trung vào nâng cao năng suất nông nghiệp, quản lý tài nguyên nông nghiệp, và cung cấp thực phẩm sạch, an toàn.
  7. Du lịch: Xây dựng các ứng dụng, dịch vụ liên quan đến du lịch thông minh, hướng dẫn du lịch ảo, quản lý lịch trình du lịch, v.v.
  8. Công nghệ xanh và Tiết kiệm năng lượng: Tập trung vào việc sử dụng công nghệ để giảm tiêu thụ năng lượng, tối ưu hóa nguồn năng lượng tái tạo, và xây dựng cơ sở hạ tầng xanh.
  9. Môi trường và Phát triển Bền vững: Các dự án tập trung vào giải quyết vấn đề môi trường, tái chế, sử dụng tài nguyên tái tạo, và bảo vệ đa dạng sinh học.
  10. Công nghệ cho Xã hội và Phát triển cộng đồng: Khởi nghiệp với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ cộng đồng địa phương và tạo ra giá trị xã hội.
  11. Văn hóa, Nghệ thuật số: Các dự án tạo ra trải nghiệm văn hóa và nghệ thuật mới bằng cách sử dụng công nghệ, thúc đẩy sự sáng tạo trong lĩnh vực này.
  12. Game và Giải trí số
  13. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa: các ứng dụng trí tuệ nhân tạo, học máy, robot tự động trong các lĩnh vực như dự báo, quản lý, sản xuất, dịch vụ khách hàng, v.v.
  14. Khoa học dữ liệu và phân tích thông tin: các ứng dụng sử dụng dữ liệu để trích xuất thông tin hữu ích, dự đoán xu hướng, phân tích thị trường, quản lý dự án, v.v.
  15. Các ứng dụng sử dụng công nghệ mới (Blockchain, AR, VR, Web 3, IoT…)
  16. Các sản phẩm, ứng dụng công nghệ khác

 

  1. Các hoạt động của Chương trình:

 

Vòng sơ loại cấp trường: bao gồm các hoạt động:

  • Các nhóm sinh viên nộp dự án tham gia cuộc thi lên trường, các trường lựa chọn tối đa 02 dự án xuất sắc nhất trường trong mỗi lĩnh vực tham gia vòng chung tuyển, mời các mentor là lãnh đạo doanh nghiệp hướng dẫn
  • Các trường lựa chọn các nhóm sinh viên xuất sắc, nghe nhu cầu đầu bài từ doanh nghiệp, sau đó thành lập nhóm dự án để triển khai dự án theo bài toán từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp đặt hàng sẽ cử mentor hướng dẫn nhóm dự án

 

Nộp hồ sơ và xếp hội đồng đánh giá:

- Các dự án đăng ký sẽ được xếp vào các hội đồng đánh giá theo các nhóm lĩnh vực. Mỗi hội đồng giám khảo gồm 3 – 5 người, sẽ lựa chọn 3 dự án xuất sắc nhất để trao giải Nhất, Nhì, Ba và các giải thưởng do doanh nghiệp trao theo đặt hàng (nếu có).

Vòng Đánh giá, thuyết trình toàn quốc: được tổ chức tại 1 tỉnh/ thành phố có mong muốn thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, phát triển các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương đăng cai. Năm 2023, Chương trình sẽ được tổ chức tại Thành phố Huế, trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ chuyển đổi số Huế vào tháng 10/2023.

Tại vòng Thuyết trình/Pitching, đánh giá và lựa chọn toàn quốc: Mỗi đề cử có tối đa 05 phút trình bày trước hội đồng theo khung thời gian sau:

  • 03 phút: Chun b k thut, gii thiu
  • 05 phút: Thuyết trình, demo sn phm, gii pháp, dch v
  • 10 phút: Hi đáp vi Ban giám kho
  • 02 phút: thu thiết b và ri khi phòng

Các doanh nghiệp, các cá nhân tổ chức quan tâm đến các dự án có thể cùng ngồi nghe vòng pitching của các dự án

 

Tiêu chí đánh giá: Tiêu chí đánh giá Giải thưởng gồm 7 tiêu chí:

  • Tính độc đáo, sáng tạo
  • Tính thực tiễn của dự án/Khả năng thương mại hoá
  • Tiềm năng, quy mô thị trường
  • Khả năng phát triển, mở rộng, nhân rộng
  • Công nghệ, quy chuẩn áp dụng
  • Năng lực của nhóm phát triển
  • Chuẩn bị hồ sơ và thuyết trình

 

Triển lãm demo dự án/sản phẩm/ứng dụng

Trong khuôn khổ vòng thuyết trình/pitching của các đề cử tham gia chương trình sẽ diễn ra Triển lãm, demo các dự án, sản phẩm, ứng dụng được lựa chọn vào vòng đánh giá toàn quốc. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm có thể thăm quan, trao đổi và kết nối với các dự án tham gia triển lãm.

 

Lễ Công bố và Trao Giải thưởng:

Mỗi lĩnh vực sẽ trao tối đa 3 Giải thưởng chính thức: Nhất, Nhì, Ba và các giải thưởng do các doanh nghiệp và nhà tài trợ trao (nếu có)

  • Các doanh nghiệp/nhà tài trợ sẽ lựa chọn và trao giải riêng cho các dự án theo đặt hàng của doanh nghiệp nếu đạt yêu cầu.
  • Trường đại học/cao đẳng đứng đầu bảng cẩm sắc sẽ được trao cờ Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn (Việc tôn vinh này phụ thuộc vào tổng số đề cử và số giải thưởng được trao trong năm đầu tiên tổ chức để quyết định)

 

Hình thức công nhận Giải thưởng:

Giấy chứng nhận Giải thưởng Sáng tạo tương lai 2023

Hiện kim và hiện vật (nếu có)

 

Kết nối hợp tác, đề cử tham gia Giải thưởng Quốc tế:

  • Kết nối hợp tác, tuyển dụng, đầu tư giữa các dự án được trao Giải thưởng với các nhà đầu tư/doanh nghiệp quan tâm.
  • Các Giải thưởng được trao sẽ được lựa chọn tham gia Giải thưởng APICTA, Giải thưởng được coi như Giải OSCAR trong lĩnh vực CNTT, lĩnh vực dành cho sinh viên

 

  1. Quyền lợi dành cho nhóm sinh viên được công nhận Giải thưởng Sáng tạo tương lai 2023:
  • Được nhận Giấy chứng nhận Giải thưởng trong buổi Lễ chung kết và trao Giải thưởng Sáng tạo tương lai
  • Có các cơ hội được đầu tư dự án hoặc cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp
  • Dự án xuất sắc được lựa chọn đi tham gia Giải thưởng APICTA tại Hong Kong (dự kiến cuối tháng 11, đầu tháng 12)
  • Được tham gia triển lãm và giới thiệu thiệu sản phẩm miễn phí tại Chung kết cuộc thi.
  • Được công bố sản phẩm/ giải pháp đạt giải tại website của cuộc thi
  • Được hỗ trợ kết nối giới thiệu sản phẩm/ giải pháp tới các doanh nghiệp quân tâm, đầu tư
  • Được giới thiệu với các chuyên gia, quỹ đầu tư, nhà đầu tư để tiếp tục hoàn thiện dự án triển khai thực tế.

 

  1. Kinh phí tổ chức:
  • Kinh phí tổ chức Chương trình bao gồm các chi phí để tổ chức triển khai bình chọn, đánh giá, tổ chức Chung kết và trao Giải thưởng, tổ chức Chương trình truyền thông Giải thưởng Sáng tạo tương lai để quảng bá, tiếp thị chung cho các sản phẩm và dịch vụ đạt Giải thưởng được sử dụng từ ngân sách nhà nước.
  • Các nhóm sinh viên được miễn phí đăng ký hồ sơ đề cử Giải thưởng.

 

  1. Tiến độ triển khai:

Giải thưởng Sáng tạo tương lai được triển khai qua 5 bước với tiến độ như sau:

Bước 1: Phát động chương trình và nhận hồ sơ đăng ký (10/08/2023 – 30/09/2023) các nhóm sinh viên đăng ký tham gia 16 nhóm lĩnh vực (tối đa 02 nhóm dự án/ lĩnh vực) của chương trình thông qua Đại diện của Nhà trường hoặc đăng ký tham gia dự án do Doanh nghiệp đặt hàng (không giới hạn số lượng nhóm sinh viên tham gia).

Bước 2: Nhà trường sơ loại hồ sơ và cử sinh viên tham gia Giải thưởng (10/10/2023), thông tin đăng ký truy cập www.innoconnect.vn hoặc https://info.vinasa.org.vn/vietfutureaward2023

Bước 3: Vòng Chung tuyển (26-27/10/2023) Các nhóm sinh viên thuyết trình trực tiếp/trực tuyến về sản phẩm/dịch vụ/giải pháp đề cử Giải thưởng Sáng tạo tương lai 2023

Bước 4: Chung kết và Trao Giải thưởng (28/10/2023)

Bước 5: Triển khai Chương trình truyền thông để quảng bá, tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ được công nhận Giải thưởng Sáng tạo tương lai 2023