DHBK

Đào tạo Kỹ sư Công nghệ thông tin

02/08/2017 08:04

1.1 Giới thiệu chương trình

Chương trình đào tạo (CTĐT) kỹ sư ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) bắt đầu được triển khai tại Trường Đại học Bách khoa (ĐHBK) từ năm 1992. CTĐT được thiết kế dựa trên các CTĐT ngành CNTT của các trường đại học ở Việt Nam và nhiều trường đại học nước ngoài. CTĐT cũng đã được điều chỉnh dựa trên phản hồi của sinh viên, cựu sinh viên và các ngành công nghiệp để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của xã hội.

Ban đầu, chương trình giảng dạy được thiết kế theo hệ niên chế. Năm 2006, CTĐT đã được thay đổi theo hệ tín chỉ, gồm 230 tín chỉ và đào tạo sinh viên trong 5 năm. Sau đó, đã giảm xuống còn 180 tín chỉ trong năm 2009 và tương ứng 150 tín chỉ vào năm 2012. Gần đây, thời gian đào tạo đã giảm xuống 4,5 năm vào năm 2015. Và hiện nay được triển khai theo chương trình đào tạo 180 tín chỉ tích hợp cử nhân - kỹ sư 2020. Nội dung chương trình tích hợp này có thể tham khảo ở các liên kết sau:

1. Quyết định ban hành Mục tiêu, Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo 180 tín chỉ tích hợp cử nhân - kỹ sư (Tại đây)

2. Mục tiêu, Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo 180 tín chỉ tích hợp cử nhân - kỹ sư (Tại đây)

3. Quyết định ban hành mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy (Tại đây)

4. Mục tiêu và chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy (Tại đây)

5. Quyết định ban hành mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo tích hợp chuyên sâu đặc thù hệ chính quy (Tại đây)

6. Mục tiêu, chuẩn đầu ra chương trình đào tạo tích hợp chuyên sâu đặc thù hệ chính quy (Tại đây)

Nhiệm vụ của CTĐT ngành CNTT là cung cấp một nền giáo dục đại học tốt để sinh viên tốt nghiệp có thể thành công trong nghề nghiệp, tiếp tục học sau đại học, và học tập suốt đời. Mục tiêu của CTĐT nhằm cung cấp các kỹ sư chất lượng cao cho thị trường lao động trong nước và quốc tế trong lĩnh vực CNTT. Sinh viên tốt nghiệp: có đạo đức nghề nghiệp tốt; có được kiến ​​thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội; nắm vững kiến ​​thức cơ bản và chuyên sâu về CNTT; có kỹ năng mềm, năng lực nghiên cứu và sự sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực CNTT; có trách nhiệm nghề nghiệp, khả năng thích ứng với môi trường làm việc mới, kỹ năng tự học, học tập suốt đời nhằm đáp ứng sự phát triển của khoa học, công nghệ và xã hội.

1.2 Thông tin tổng quát

  1. Tên chương trình đào tạo (tiếng Việt):

Công nghệ Thông tin

  1. Tên chương trình đào tạo (tiếng Anh):

Program in Information Technology

  1. Trường cấp bằng

Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng

  1. Trường giảng dạy

Đại học Đà Nẵng:

  • Trường Đại học Bách khoa
  • Trường Đại học Sư phạm
  • Trường Đại học Ngoại ngữ
  • Trường Đại học Kinh tế
  1. Trình độ đào tạo:

Đại học

  1. Mã ngành đào tạo:

52480201

  1. Đối tượng tuyển sinh:

Học sinh tốt nghiệp THPT

  1. Thời gian đào tạo:

4 - 5 năm

  1. Loại hình đào tạo:

Chính quy

  1. Số tín chỉ yêu cầu:

Tùy loại hình đào tạo lựa chọn

  1. Thang điểm:

10

  1. Điều kiện tốt nghiệp:

Xem thêm ở chuẩn đầu ra chương trình tích hợp

  1. Văn bằng tốt nghiệp:

Cử nhân hoặc tích hợp Cử nhân - kỹ sư

  1. Vị trí làm việc:

Kỹ sư, trưởng nhóm, trưởng dự án tại các tổ chức/công ty tư vấn, thiết kế và phát triển phần mềm, hệ thống nhúng, hệ thống mạng, hệ thống thông tin và đảm bảo an toàn thông tin.

Nghiên cứu viên và giảng viên, giáo viên tại các trường, viện và tổ chức.

  1. Khả năng nâng cao trình độ:

Người tốt nghiệp có thể tiếp tục học Thạc sỹ và Tiến sỹ trong và ngoài nước.

  1. Chương trình chuẩn tham khảo:

Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trường Polytech Marseille

Trường Đại học Monash

  1. Website:

itf.dut.udn.vn

1.3 Triết lý giáo dục của trường

Với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao và cung cấp các dịch vụ khoa học và công nghệ cho sự phát triển của Miền Trung - Tây Nguyên, trường ĐHBK đã xây dựng triết lý giáo dục nhằm nâng cao khả năng "tư duy, sáng tạo và nuôi dưỡng lòng nhân ái" cho người học.

1.4 Nhiệm vụ của chương trình

CTĐT ngành CNTT nhằm đào tạo nguồn nhận lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNTT và cung cấp các dịch vụ chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

1.5 Mục tiêu của chương trình

A. Mục tiêu chung:

Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển úng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có khả năng học tập suốt đời; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có sức khỏe; có ý thức phục vụ cộng đồng, đáp ứng yêu cầu phát ừiển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

B. Mục tiêu cụ thể:

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nằng đào tạo người học tốt nghiệp trình độ Cử nhân.

  1. có kiến thức chuyên môn toàn diện; nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội;
  2. có kỹ năng thực hành cơ bản;
  3. có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng làm việc nhóm; có năng lực giải quyết những vấn đề công nghệ, kỹ thuật thuộc ngành được đào tạo.

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nang đào tạo người học tốt nghiệp trình độ Kỹ sư/Kiến trúc sư.

  1. có kiến thức chuyên môn toàn diện, kiến thức khoa học kỷ thuật liên ngành;
  2. có kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu;
  3. có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng làm việc nhóm; có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề và đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia thuộc chuyên ngành được đào tạo.

1.6 Chuẩn đầu ra của chương trình

Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư Công nghệ Thông tin:

  1. Có khả năng áp dụng kiến thức toán, khoa học cơ bản và khoa học kỹ thuật.
  2. Có khả năng áp dụng kiến thức chuyên ngành, các kỹ thuật và công nghệ để giải quyết các bài toán thực tế.
  3. Có khả năng nhận biết, hình thành, giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục.
  4. Có khả năng tư duy sáng tạo để phát triển những sản phẩm mới.
  5. Có khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
  6. Có khả năng giao tiếp hiệu quả, có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
  7. Có khả năng học tập suốt đời và hiểu biết các vấn đề đương đại.
  8. Có hiểu biết rộng về ảnh hưởng của các giải pháp CNTT trong ngữ cảnh toàn cầu, kinh tế, môi trường và xã hội.
  9. Có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Quan hệ giữa mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT.

MỤC TIÊU

CHUẨN ĐẦU RA

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1

 

 

 

 

 

 

 

X

 

2

X

X

 

X

 

 

X

 

X

3

X

X

 

X

 

 

X

X

X

4

 

 

X

X

X

X

X

X

X

5

 

 

 

 

 

 

X

X

X

1.7 Cơ hội việc làm và tiếp tục học sau đại học

Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư Công nghệ Thông tin có thể:

  1. Giảng dạy các kiến thức và kỹ thuật liên quan đến công nghệ thông tin tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.
  2. Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về công nghệ phần mềm, công nghệ mạng và các hệ thống nhúng ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
  3. Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin hoặc cần ứng dụng công nghệ thông tin của tất cả các đơn vị có nhu cầu (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).
  4. Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong và ngoài nước.
  5. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông, hệ thống nhúng.
  6. Tiếp tục học Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ trong lĩnh vực CNTT và các lĩnh vực liên quan.

Khung chương trình đào tạo  ngành Công nghệ Thông tin


CÁC THÔNG TIN KHÁC